Cuối năm 2023, đầu năm 2024 đặc biệt hơn rất nhiều khi lần đầu tiên trong lịch sử giá cà phê vượt đỉnh ngay trong thời điểm thu hoạch.

Năm ngoái tháng 6 mới khan hàng, năm nay khó khăn mua hàng xuất hiện ngay từ tháng 2. So với các năm vẫn còn hàng mua đến cuối vụ thì năm nay khác nhiều. Doanh nghiệp phải chờ 8 tháng nữa vào vụ mới, mới có hàng, lo lắng ít việc, khó trang trải chi phí trong thời gian tới”, ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) nói giữa lúc giá cà phê trong nước liên tục chinh phục những mốc mới.

Quay trở lại thời điểm giữa năm ngoái, giá cà phê chinh phục mốc 60.000/kg, tăng vọt lên 70.000 đồng/kg sau thời gian dài giữ ở 40.000 – 45.000 đồng/kg. 70.000 đồng/kg được ghi nhận là mức giá cao chưa từng thấy thời gian đó.

dien-bien-gia-ca-phe-ckthuanphat.jpg

Tuy nhiên cuối năm 2023, đầu năm 2024 còn đặc biệt hơn rất nhiều khi lần đầu tiên trong lịch sử giá cà phê vượt đỉnh ngay trong thời điểm thu hoạch, hiện ở mức hơn 83.000 đồng/kg, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết thúc vụ thu hoạch đồng nghĩa nguồn hàng dồi dào. Thông thường nếu cung tăng, cầu không đột biến, giá sẽ giảm. Tuy nhiên diễn biến giá từ cuối tháng 11/2023 đến nay cho thấy quy luật “giá giảm trong vụ thu hoạch” dường như không lặp lại.

Nhiều yếu tố khiến giá cà phê vượt đỉnh

Về nguồn cung, ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Simexco DakLak cho biết tại Tây Nguyên, diện tích trồng cà phê có bị thu hẹp do dân chuyển sang trồng sầu riêng, tuy nhiên nhờ năng suất vẫn cao nên sản lượng cà phê năm nay bằng năm ngoái. Song, có một vấn đề là năm nay hụt số lượng do phải bù cho lượng hụt năm trước, vì thế dẫn tới việc tình trạng khan hàng đến sớm hơn, ngay từ tháng 2 đầu năm.

Khi được hỏi về lo ngại nông dân găm hàng không bán gián tiếp đẩy giá cà phê lên cao, ông Huy cho biết “khoảng 70% nông dân trồng cà phê đã bán hết, còn 30% chưa bán do khả năng tài chính của họ đủ để trang trải các chi phí”.

Trước đó hồi giữa tháng 1, Bloomberg dẫn lời ông Phan Hùng Anh, CEO của công ty Quang Minh Coffee Trading, cho biết hiện đang là thời điểm khó khăn nhất kể từ khi ông bắt đầu làm việc trong lĩnh vực cà phê vào năm 1994.

Tôi chưa từng thấy tình trạng găm hàng vào thời điểm này trong năm. Giá một số trái cây tại những tỉnh trồng cà phê đã tăng và nông dân đang cố gắng bán những nông sản này trước để trang trải chi phí sinh hoạt và sản xuất”, ông nói thêm.

Ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội cà phê, Ca cao Việt Nam cho rằng có nhiều yếu tố khiến giá cà phê tăng cao, đặc biệt là giá vượt đỉnh ngay trong thời điểm thu hoạch.

Theo ông, nguyên nhân một phần nhỏ đến từ nguồn cung khi sản lượng ước giảm khoảng 10%. Một số hộ dân chuyển sang trồng sầu riêng nên diện tích giảm.

Một số doanh nghiệp nhập thêm hàng từ nước khác để đảm bảo nguồn cung xuất khẩu, chủ yếu là doanh nghiệp FDI.

Theo ông Hải, yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn đến giá cà phê liên quan đến sự thao túng của các nhà đầu cơ tài chính trên sàn.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê, Ca cao Việt Nam cho rằng niên vụ này mất cân bằng cung cầu trầm trọng nên gây biến động giá. Những nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng do mất mùa, sản lượng giảm khoảng 10-15%.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam vụ vừa qua giảm còn 1,6 triệu tấn, trong khi các vụ khác thường đạt 1,8 triệu tấn. Do mất mùa năm vừa rồi nên tồn kho ở Việt Nam và nước ngoài giảm xuống.

Nguồn tổng hợp: giacaphe.com